Danh mục
1. Định nghĩa đất LUK là đất gì?
Thông thường khi gặp cụm từ đất LUK bạn hẳn sẽ vô cùng thắc mắc và hay đặt câu hỏi về loại đất này. Thực tế, đất LUK được hiểu chính là đất trồng lúa nước còn lại và chúng thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Cách đặt tên này nhằm mục đích phân loại các nhóm đất với các mục đích sử dụng không giống nhau. Đây cùng là điểm chính khác biệt cơ bản của đất LUC, đất LUK và đất LUN, hay đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất lúa nương.

Cùng tìm hiểu về đất LUK là đất gì và những điều cần lưu ý
2. Pháp luật quy định như thế nào về việc sử dụng đất LUK?
Khi sử dụng đất LUK thì bạn cần phải đảm bảo một số quy định theo pháp luật quy định như sau:
– Sử dụng đúng theo mục đích kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất LUK đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
– Sử dụng một cách hiệu quả, không làm ô nhiễm, không bỏ hoang đất, không gây thoái hoá đất trồng lúa, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt dựa trên quy luật của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
– Tiến hành canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện tăng vụ, luân canh để nâng cao hiệu quả sản xuất
– Cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa, song song với đó là bảo vệ môi trường sinh thái
– Người sử dụng đất trồng lúa tiến hiện thực hiện những nghĩa vụ và quyền của mình trong thời hạn sử dụng đất, dựa trên quy định của pháp luật về luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến đất
– Khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng hay mục đích sử dụng trên đất trồng lúa phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
3. Các thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa khác sang loại đất trồng cây lâu năm
Khi bạn sử dụng đất LUK hay đất trồng các loại lúa khác, nhiều hộ gia đình và cá nhân, hay gia đình bạn muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn nên mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa khác sang loại đất trồng cây lâu năm.
Vì vậy, dựa trên Luật đất đai năm 2013 điều 57 khoản 1 điểm a, khi tiến hành chuyển đổi đất trồng lúa khác sang đất trồng cây lâu năm cần phải được cấp phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
#Chuẩn bị hồ sơ
Theo thông tư 30/2014/TT-BTNMT khoản 1 điều 6, các hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm có:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Đơn xin cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất
#Quy trình tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Bước 1: Nộp hồ sơ
Các hộ gia đình, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ có hai trường hợp:
– Nếu hồ sơ đầy đủ: tiến hành giải quyết hồ sơ
– Nếu hồ sơ không đầy đủ giấy tờ: trong vòng 3 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo với người nộp hoàn thiện và bổ sung hồ sơ theo quy định hiện hành
Khi hồ sơ đã đầy đủ, cơ quan sẽ tiến hành tiếp nhận xử lý và giải quyết hồ sơ với những hạng mục công việc như sau:
– Thẩm tra hồ sơ: thẩm định nhu cầu và xác minh thực địa về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
– Hướng dẫn người sử dụng đất tiến hành thực hiện những nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
– Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất
– Chỉ đạo chỉnh lý cơ sở và cập nhật dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính liên quan
Bước 3: Trả kết quả hồ sơ
Người nộp hồ sơ nhận kết quả tại cơ quan đó
#Thời gian xử lý và giải quyết hồ sơ
Thời gian giải quyết hồ sơ tuỳ thuộc vào vùng miền nơi tiếp nhận hồ sơ:
– Đồng bằng không quá 15 ngày
– Các khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo không quá 25 ngày

Đất LUK được hiểu chính là đất trồng lúa nước còn lại và chúng thuộc nhóm đất nông nghiệp
4. Sẽ bị xử phạt như thế nào khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất?
Theo nghị định 91/2019/NĐ-Cp điều 9 khoản 1, các hộ gia đình hay cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo các quy định như sau:
– Diện tích đất dưới 0,5 hecta: số tiền phạt từ 2 triệu đến 5 triệu VNĐ
– Diện tích đất từ 0,5 đến 1 hecta: số tiền phạt từ 5 triệu đến 10 triệu VNĐ
– Diện tích đất từ 1 đến 3 hecta: số tiền phạt từ 10 triệu đến 20 triệu VNĐ
– Diện tích đất trên 3 hecta: số tiền phạt từ 20 triệu đến 50 triệu VNĐ
Ngoài ra, nếu người dùng vi phạm sẽ bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu cho khu đất đó.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin và giải đáp xoay quanh đất LUK là đất già từ Uniduc Land; đồng thời kèm theo các thủ tục chuyển đổi giữa đất trồng lúa khác sang loại đất trồng cây lâu năm. Mong rằng người đọc đã có thể hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan, những quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất với đất LUK. Tuy nhiên, những thủ tục pháp lý này khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, vậy nên cách nhanh nhất bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự hỗ trợ dịch vụ bất động sản uy tín.
Mọi thắc mắc liên quan đến bất động sản Bảo Lộc, vui lòng liên hệ:
UNIDUC LAND – CHUYÊN BĐS LÂM ĐỒNG
https://land.uniduc.com
Liên hệ hotline: 0903 666 014 (MR ĐỨC) để được tư vấn