Danh mục
- 1. Khái niệm
- 2. Chuyển nhượng đất LUN cần điều kiện gì?
- 3. Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất LUN trong các trường hợp nào?
- 4. Đất trồng lúa được phép chuyển nhượng có diện tích như thế nào?
- 5. Cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và quy định chuyển đổi
- 5. Uniduc Land – Công ty bất động sản hàng đầu Lâm Đồng
1. Khái niệm
LUN là ký hiệu của đất trồng lúa nương, cụ thể là đất chuyên trồng lúa trên dốc núi, sườn đồi từ một vụ trở lên, trong trường hợp lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với các cây hàng năm khác.
2. Chuyển nhượng đất LUN cần điều kiện gì?
Theo Luật đất đai năm 2103, điều 188 quy định, người sử dụng đất trồng lúa có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng những điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận (ngoại trừ các trường hợp quy định tại điều 186 khoản 3) và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 điều 168 của luật này
– Đất không có xảy ra tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
– Vẫn trong thời hạn sử dụng đất
Việc tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa cần tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính sẽ có hiệu lực.
Nếu không đáp ứng được một trong những điều kiện nói trên thì sẽ không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa hay đất LUN.

Đất LUN là đất gì? Những điều gì cần lưu ý về đất LUN
3. Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất LUN trong các trường hợp nào?
Bên chuyển nhượng (người bán) nếu muốn tránh mất thời gian trong việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng, bán đất trồng lúa LUN thì cần phải biết những trường hợp nào được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc không. Người mua cũng cần phải chú việc rằng mình có được nhận chuyển nhượng dựa trên quy định của pháp luật để tránh việc bị mất đi quyền lợi của mình.
Dựa theo Luật đất đai năm 2013 điều 191 có quy định những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
– Cá nhân, tổ chức, cộng đồng cư dân, hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước người không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất với các trường hợp mà luật pháp không cấp phép chuyển nhượng hay tặng cho quyền sử dụng đất.
– Các tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng của cá nhân, hộ gia đình, trừ trường hợp được chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước phê duyệt theo luật định
– Cá nhân hay hộ gia đình không trực tiếp tiến hành sản xuất nông nghiệp không được nhận tặng, nhận chuyển nhượng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Cá nhân, hộ gia đình không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở trong khu vực rừng phòng hộ, khu phân khu phục hồi sinh thái, bảo vệ nghiêm ngặt, rừng đặc dụng, nếu như không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng và phòng hộ đó.

Đất trồng lúa nương có chuyển đổi được không?
4. Đất trồng lúa được phép chuyển nhượng có diện tích như thế nào?
Điều 188 và 191 Luật đất đai 2013 quy định rằng, bên cạnh các điều kiện như trên thì hạn mức đất trồng lúa được phép chuyển nhượng cũng cần được chú ý. Cụ thể, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình đối với mỗi loại đất quy định trong khoản 1,2,3 điều 129 của luật này.
Ngoài ra, khoản 1 điều 44 nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng nêu lên rất rõ hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm, gồm có đất trồng lúa như sau:
– Không vượt quá 30 hecta cho mỗi loại đất đối với thành phố, tỉnh trực thuộc Trung ương với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ.
– Không quá 20 hecta cho mỗi loại đất đối với các thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh…
Đất trồng lúa hay đất LUN có thể chuyển nhượng, mua bán nhưng cần đáp ứng theo những điều kiện quy định của Pháp luật hiện hành. Có 3 trường hợp phổ biến sau không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng, và người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa đó là tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý về diện tích đất trồng lúa được cấp phép chuyển nhượng cũng như các quy định khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng mà cơ quan nhà nước yêu cầu.
5. Cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và quy định chuyển đổi
– Không làm mất đi những điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, không gây thoái hoá, ô nhiễm đất trồng lúa, không gây hư hại công trình thuỷ lợi và giao thông phục vụ trồng lúa
– Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang cây lâu năm, cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản trên đất trồng lúa của cấp xã phải phù hợp, đảm bảo minh bạch, công khai.
– Cơ cấu chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải thực hiện theo vùng, hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có, phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
– Với trường hợp là trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy hải sản, chỉ được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thuỷ sản, độ sâu của mặt bằng cho việc nuôi trồng thuỷ sản, độ sâu không quá 120cm khi hạ và cần phải phục hồi lại mặt bằng trồng lúa khi cần thiết.

Những đặc điểm nào của đất LUN cần lưu ý?
5. Uniduc Land – Công ty bất động sản hàng đầu Lâm Đồng
Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về các loại hình đất nông nghiệp từ đó tiến hành các thủ tục chuyển đổi liên quan, dựa trên nhu cầu sử dụng và đầu tư lâu dài, nhiều nhà đầu tư tại Lâm Đồng đã và đang vô cùng quan tâm tới những chính sách, luật định. Tuy nhiên vì đa phần luật đất đai khá phức tạp và nhiều khâu, nên thông thường nhà đầu tư sẽ tìm đến các đơn vị, công ty BĐS để tìm kiếm và sử dụng dịch vụ.
Mọi thắc mắc liên quan đến bất động sản Bảo Lộc, vui lòng liên hệ:
UNIDUC LAND – CHUYÊN BĐS LÂM ĐỒNG
https://land.uniduc.com
Liên hệ hotline: 0903 666 014 (MR ĐỨC) để được tư vấn