1. Khái niệm về nhựa đường
Nhựa đường và hắc ín nhìn khá giống nhau, do đều là sản phẩm có chứa bitum; tuy nhiên hắc ín được dùng làm vật liệu nhân tạo trong sản xuất, với phương pháp chưng cất phá huỷ toàn bộ các chất hữu cơ. Nhựa đường thường có hàm lượng bitum cao hơn hắc ín và có thuộc tính cơ lý vô cùng khác biệt.
Nhựa đường có thể được tác ra từ các thành phần khác của dầu thô, ví dụ như xăng, dầu diezen, naphtha… thông qua quá trình chưng cất phân đoạn và thường dưới điều kiện chân không. Việc chia tách tốt hơn có thể đạt được thông qua việc xử lý những phần nặng nhất của dầu mỏ trong các khối khử nhựa đường, có sử dụng butan hoặc propan trong pha siêu tới hạn để từ đó giúp hòa tan những phân tử nhẹ hơn và sau đó được tách ra. Việc xử lý tiếp bằng cách thổi sản phụ, hay cụ thể là cho nó phản ứng với oxy. Thông qua việc này sẽ giúp cho sản phẩm nhớt và cứng hơn.
Việc ứng dụng của nhựa đường nhiều nhất là trong việc sản xuất bê tông atphant để rải đường và nó chiếm khoảng 80% toàn bộ lượng nhựa đường đang được tiêu thụ hiện nay. Việc gắn kết các ván ốp chiếm phần lớn phần còn lại và ngoài ra, còn được ứng dụng trong việc làm thuốc xịt cho động vật, xử lý cột hàng rào hay chống thấm nước cho công trình xây dựng.
Bên cạnh đó, các trầm tích tự nhiên có chứa nhựa đường cũng được sử dụng trong việc làm vữa và gắn kết gạch đá, xảm tàu và chống thấm nước.

Thi công nhựa đường tại Bảo Lộc Lâm Đồng, bạn đã biết chưa?
2. Phân loại
Nhựa đường đặc
Trong nhựa đường đặc, sẽ chia làm hai loại nhỏ: nhựa đường đặc bittum (có nguồn gốc từ dầu hoả) và nhựa đường đặc hắc ín (có nguồn gốc từ than đá và nhựa bittum). Chúng được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành xây dựng dưới dạng đặc quánh có màu đen.
Nhựa đường khi được đun nóng ở nhiệt độ cao, rồi trộn cùng các vật liệu cát xây dựng, đá và sỏi khác nhau. Mục đích của việc này là tạo thành đường bê tông hoá và được trộn với một tỷ lệ thích hợp. Khi bao gồm cả diesel và dầu hoả sẽ tạo thành nhựa đường lỏng. Và chúng tạo với những chất nhũ khác cùng nước để tạo thành hỗn hợp nhựa đường.
Nhựa đường lỏng
Sản phẩm này sẽ được hoà trộn cùng với nhựa đường lỏng, dựa trên tỷ lệ thích hợp khi quan sát với trạng thái tự nhiên của chúng, bạn sẽ nhìn thấy có màu đen và dạng lỏng.
Tương tự như nhựa đường đặc, nhựa đường lỏng cũng chia thành 3 loại khác nhau:
- Dạng lỏng đông đặc vừa
- Dạng lỏng đông đặc chậm
- Dạng lỏng đông đặc nhanh
Khi nhựa đường đặc được trộn với một số vật liệu khác đẻ từ đó tạo nên bề mặt thì nhựa đường lỏng sẽ chỉ được sử dụng để tưới lên bề mặt đường; sau đó là được dùng để làm lớp bám dính giữa hai lớp bê tông nhựa; từ đó làm nên độ bóng cho bề mặt đường.
3. Quy trình tiến hành làm đường nhựa
Điều kiện thi công
Không nên thi công vào những ngày có nền độ ẩm dưới 50 độ C, gió và mưa; thay vào đó hãy lựa chọn thi công vào những ngày nắng, khô ráo và móng đường khô. Những ngày đầu khi thi công hoặc khi tiến hành sử dụng một loại bê tông nhựa mới, cần tiến hành thi công thử một đoạn để xác định công nghệ hoặc kiểm tra quá trình rải, lu đèn rồi mới làm đại trà.
Một số yếu tố kỹ thuật khi làm đường nhựa
Khi tiến hành một công trình làm đường nhựa, bạn cần bảo đảm những yếu tố kỹ thuật sau đây:
– Trước khi tiến hành rải thảm nhựa lên phía trên, mặt đường phải bền. Tiến hành đo đạc và tính toán sao cho thật phù hợp, từ đó bảo đảm được chất lượng như thiết kế.
– Cần tính toán sao cho trọng lượng lớn nhất mà đường cần chịu là bao nhiêu, khi xe đi qua là bao nhiêu, căn cứ từ đó mà tính toán; phân chia tỷ lệ trộn các loại hỗn hợp khi làm đường.
– Kiểm tra toàn bộ vị trí cọc, rồi tiến hành rải bê tông khi có sự cho phép cũng như đồng ý từ đơn vị có thẩm quyền, chủ thầu.

Quy trình thi công nhựa đường như thế nào?
Quy trình làm đường nhựa như thế nào?
Bước 1: Thi công lớp móng
Việc thi công rải đường nhựa chỉ được thực hiện khi cao độ lớp móng, độ dốc ngang, độ bằng phẳng và dốc dọc có sai số trong phạm vi cho phép. Trước khi thực hiện việc thi công móng, chúng ta cần đổ một lớp móng đá 0x4; sau đó lu lớp đá này sao cho bằng phẳng. Không chỉ thi công nhựa đường tại Bảo Lộc Lâm Đồng mà bất kỳ khu vực nào cũng cần tuân theo trình tự này. Ngay sau đó, chúng ta tiếp tục đổ lên trên mặt đó một lớp đá mi sàn và xử lý bề mặt theo đúng yêu cầu cũng như công việc tu sửa ổ gà, lồi lõm, bù vênh mặt đường cũ và cho tới khi đổ đường nhựa thì lớp móng cần phải khô, bằng phẳng và sạch.
Chúng ta cũng cần xác định cao độ và vị trí của hai bên mép đường sao cho đúng với thiết kế; từ đó kiểm tra cao độ bằng máy cao đạc. Bạn cũng cần đánh dấu độ cao khi có đá hai bên trước khi quét lớp nhựa lỏng và rải ở thành đá. Việc dùng máy rải có bộ phận tự động điều chỉnh dựa trên cao độ lúc rải. Bạn cần căng dây sao cho thật thẳng và căng, dọc theo mép mặt đường hoặc là đặt thanh dầm làm đường chuẩn.
Bước 2: Tiến hành vận chuyển bê tông nhựa nóng
Loại nhựa đường được ứng dụng trong việc rải đường cần có độ lỏng và tốc độ đông đặc nhanh chóng; tùy theo từng loại, từng công thức pha chế và tuỳ vào đơn vị sản xuất.
Dựa trên cự ly vận chuyển từ trạm trộn bê tông mà cần lựa chọn nhiệt độ của hỗn hợp đến nơi rải từ khoảng 1200 độ C trở lên. Nhiệt độ của hỗn hợp đó cũng cần được đảm bảo phải tuân theo tiêu chuẩn. Mọi thứ được đo bằng dụng cụ và không được dưới 1200 độ C. Trước khi bạn tiến hành thực hiện đổ hỗn hợp bê tông nhựa vào phễu của máy rải thì bạn cần dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp. Khi nhiệt độ hỗn hợp dưới 1200 độ C bạn cần loại bỏ ngay.
4. Tổng kết
Vậy là bài viết hôm nay Uniduc Land đã cùng bạn hiểu rõ về hoạt động làm đường nhựa nói chung và tiêu chuẩn khi thi công nhựa đường tại Bảo Lộc Lâm Đồng nói riêng. Cảm ơn sự theo dõi và đón đọc của các bạn.
Đừng quên, nếu bạn đang cần tìm hiểu về hoạt động đầu tư và thị trường bất động sản tại Bảo Lộc, vui lòng liên hệ đội ngũ Support của Uniduc Land 24/7.
UNIDUC LAND – CHUYÊN BĐS LÂM ĐỒNG
https://land.uniduc.com
Liên hệ hotline: 0903 666 014 (MR ĐỨC) để được tư vấn